TỔNG QUAN VỀ NƯỚC HỒ BƠI
Nước hồ bơi là môi trường rất dễ bị ô nhiễm vì phần lớn các hồ bơi thường được xây dựng ngoài trời, bị ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố tự nhiên như mưa, nắng, gió. Mặt khác hồ bơi phục vụ cho nhiều người, nhiều đối tượng khác nhau do đó nước hồ bơi còn hòa tan nhiều loại chất bẩn từng gười bơi thải ra, những chất này làm cho nước mau bị đục, rong tảo, vi khuẩn phát triển…..Như vậy nguồn gốc gây ô nhiễm nước hồ bơi có thểchia thành hai loại: ô nhiễm do nguyên nhân khách quan và ô nhiễm do nguyên nhân chủ quan.
Sự ô nhiễm do nguyên nhân khách quan bắt nguồn từ nguồn nước sử dụng hoặc từ môi trường xung quanh. Nước sử dụng trong hồ bơi được lấy từ nguồn nước sinh hoạt, nước ngầm, hay nước mưa; nếu các nguồn nước này không được xử lý tốt thì chúng có thể ảnh hưởng đến sựan toàn cho người sử dụng. Nguồn nước máy có thể chứa những sản phẩm phụ của quá trình xử lý nước, vôi và những chất kiềm, photphat….Nguồn nước ngầm có thể chứa kim loại nặng và vi sinh (WHO, 2006).
Môi trường xung quanh như mưa, nắng, gió tác động khá nhiều đến chất lượng nước hồ bơi. Khi trời mưa, nước mưa mang theo nhiều bụi bẩn từkhông khí hoặc khu vực xung quanh xuống hồ. Khi trời nắng, nhiệt độ tăng cao là môi trường tốt giúp cho vi khuẩn, vi sinh phát triển nhanh hơn. Theo tính toán nếu nhiệt độ nước trong hồ tăng 10 độC thì lượng vi khuẩn sẽ tăng gấp đôi (Gillian Bullock, 2003).
Mặt khác, nhiệt độ tăng cao cũng làm giảm khả năng hòa tan của khí, điều này dẫn đến việc bốc thoát hơi nước, clo vào không khí, làm giảm nồng độ clo dư trong nước, giảm khả năng khử trùng, ảnh hưởng đến chất lượng nước. Khi nhiệt độ tăng cao còn làm mất đi lượng CO2 trong nước, pH tăng lên gây ảnh hưởng đến khả năng khử trùng của clo và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bơi. Ngoài ra một số con vật như chim, thằn lằn có thể chết khi chúng uống nước hồ bơi.
Sự ô nhiễm có nguồn gốc chủ quan như thiếu nguồn kinh phí đầu tư cho máy móc, thiết bị sử dụng cho việc lọc – tuần hoàn nước, thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý nước hồ bơi; việc quản lý chất lượng nước hồ bơi chưa đạt hiệu quả, và đặc biệt là sự tác động mạnh mẽ của người bơi. Người bơi có thể mang theo xuống hồ vô số vi khuẩn tích tụ trên da, hoặc có trong nước bọt. Theo ước tính mỗi người bơi mang xuống hồ từ 50 đến 600 000 vi khuẩn (Powick, 1989), một số vi khuẩn có thể gây nên những bệnh như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy khi người bơi nuốt phải.
Ngoài ra, những chất bài tiết từ người bơi có chứa những hợp chất khó phân hủy, khi tan vào nước có chứa chất khử trùng như clo, những chất này nhanh chóng kết hợp với clo tạo thành những sản phẩm phụ của quá trình diệt trùng gọi tắt là DBPs (Disinfection - by - products) có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bơi .
Chính vì vậy, để giữ được chất lượng nước hồ bơi, đảm bảo sức khỏe cho người bơi, các hồ bơi bắt buộc phải tiến hành việc xử lý nước thường xuyên.
QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC HỒ BƠI
Mục đích của việc xử lý nước hồ bơi là loại bỏ những chất ô nhiễm, khống chế sự phát sinh mầm bệnh, tiêu diệt vi khuẩn, vi sinh có trong nước; giữ cân bằng nước, đem lại sự thoải mái, an toàn cho người bơi.
Có nhiều phương pháp khác nhau để xử lý nước hồ bơi, tuy nhiên hiện nay đa số các nước trên thếgiới vẫn sử dụng những phương pháp xửlý nước cơ bản như lọc tuần hoàn, kết tủa – tạo bông, pha loãng, điều chỉnh pH, và sử dụng hóa chất xử lý nước bể bơi.
Nhận thấy rõ các nhược điểm đó và để thay thế các phương pháp xử lý nước truyền thống. Công ty TNHH Thế Giới Bể Bơi đã đưa sản phẩm làm sạch sử dụng lợi khuẩn Probiotic thân thiện với môi trường và con người vào xử lý nước hồ bơi.
I. TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT, AN TOÀN CỦA CÁC HỒ BƠI
A- Quy định chung:
- Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Phải có bảng hiệu, tên hồ bơi hoặc tên câu lạc bộ rõ ràng đúng quy định.
- Phải có bảng nội quy hoạt động.
- Đầy đủ lực lượng cứu hộ.
- Phải mua bảo hiểm cho khách bơi.
- Cấu trúc hồ và các tiêu chuẩn kỹ thuật đúng quy định.
B - Tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn của hồ bơi:
1. Cấu trúc - Diện tích:
- Hồ bơi phải bố trí theo một quy trình thống nhất: đại, tiểu tiện, thay quần áo, tắm, nhúng chân vào bồn nước sạch trước khi xuống hồ.
- Kích thước hồ bơi: Tối thiểu rộng 8m dài 18m (đối với hồ dành để tập luyện).
- Đáy hồ phải dốc đều, không được gấp khúc.
- Chênh lệch về độ sâu không quá 1m (đối với hồ 50m) và 0,5m (đối với hồ 25m).
- Thành hồ: ở 4 mặt phải thẳng đứng từ trên xuống dưới đáy, nếu có làm gờ đứng ở hai bên thành bể thì phải cách mặt nước từ 1m đến 1,5m và rộng không quá 25cm.
+ Khu cạn: 01m2 cho 01 người bơi
+ Khu sâu vừa: 02m2 cho 01 người bơi
2. Chế độ thay và quản lý nước:
- Đảm bảo thay nước, cọ rửa và khử trùng nước theo quy định, ít nhất 1 lần/tuần nếu hồ bơi dùng giếng bơm không có hệ thống lọc tuần hoàn và xử lý nước bằng thuốc.
- Đối với các hồ bơi có máy lọc tuần hoàn thì tối thiểu 1 lần/ngày phải làm vệ sinh thành hồ và hút cặn, châm nước hồ.
- Phải đảm bảo các tiêu chuẩn của nước hồ như sau:
+ Độ Clor dư trong nước: phải luôn từ 0,4 đến 1 PPM.
+ Độ PH của nước hồ: từ 7,2 đến 7,6.
+ Độ kiềm: từ 50 đến 100mg/lít.
+ Độ cứng: 200mg/lít.
+ Nước hồ phải trong, nhìn thấy rõ toàn bộ đáy hồ và không có mùi vị lạ.
+ Màu nước không quá 10 độ côbalt.
+ Chuẩn kali phải dưới 1%.
+ Nước phải mát, nhiệt độ không quá 20-26oC.
- Mực nước phải cách rãnh thoát nước tối đa 10 cm nếu không có máng tràn.
3. Phòng thay quần áo, phòng vệ sinh, nhà tắm
- Phải có phòng thay quần áo cho nam và nữ riêng biệt.
- Có nơi giữ quần áo cho khách.
- Tối thiểu 01 hố xí/40 người nữ, 01 hố xí và chỗ tiểu/60người/nam.
- Tại nhà tiêu tiểu phải có bồn rửa tay.
- Có nhà tắm cho nam nữ riêng biệt theo tiêu chuẩn 01 vòi nước/20 người.
4. Các bảng báo hiệu:
Trong khu vực hồ bơi phải có các bảng khuyến cáo (nền trắng chữ đỏ), đặt ở 03 hướng khác nhau, vào vị trí thuận lợi nhất. Các biển đó là:
- Không biết bơi, sinh hoạt chỗ cạn.
- Không nhảy chúi đầu, không xô đẩy, chạy giỡn chung quanh hồ.
- Độ sâu nguy hiểm, khu vực dành cho những người biết bơi, có độ sâu từ 1,5m.
Bảng nội quy hoạt động của hồ bơi, gồm các nội dung chính:
- Nhiệm vụ hoạt động;
- Độ sâu và kích thước của hồ bơi;
- Quần áo bơi: Nam - quần bơi, Nữ - áo bơi (không phải màu trắng);
- Tắm lại trước khi xuống hồ;
- Khách bơi mắc bệnh ngoài da, tâm thần, tim mạch, và hen suyễn nặng không được bơi;
- Không uống bia, rượu, hút thuốc lá trong khu vực hồ bơi;
- Uống rượu, ăn no hay sau khi vừa mới làm việc quá mệt và phơi ngoài nắng lâu không được bơi;
- Giữ vệ sinh chung;
- Không biết bơi và bơi yếu không được ra chỗ sâu;
- Trẻ em dưới 08 tuổi phải có phụ huynh hướng dẫn;
- Thay quần áo và ăn uống đúng nơi quy định;
- Mua vé hoặc đóng hội phí theo đúng quy định.
5. Phòng cấp cứu, y tế:
Phòng cấp cứu, y tế phải đặt ở vị trí thuận tiện trong khuôn viên gần hồ bơi và phải có đầy đủ: giường nằm, có tủ thuốc cấp cứu; đầy đủ bông băng, thuốc đỏ, thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi. Và có dụng cụ xét nghiệm theo dõi nồng độ nước thường xuyên
6. Vệ sinh - ánh sáng:
- Nếu sinh hoạt đêm hồ bơi phải đảm bảo ánh sáng tối thiểu 200 LUX.
- Phải đảm bảo không có rác, đặt đủ thùng rác có nắp ở chỗ thuận tiên.
- Cống rãnh thông và sạch.
- Hành lang, sàn nhà, lối đi phải được thường xuyên giữ gìn sạch sẽ.
Quy trình cứu đuối - trực hồ:
Mỗi hồ bơi luôn quan tâm, củng cố, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho tổ cứu đuối - trực hồ.
- Phải có tối thiểu từ 2-6 người cứu hộ, tùy kích cỡ hồ bơi.
- Nhân viên trực hồ cứu đuối phải có có giấy chứng nhận do Liên đoàn thể thao dưới nước thành phố cấp.
- Nhân viên trực hồ cứu đuối phải chuẩn bị còi, mặc quần áo bơi, đứng ở vị trí thuận lợi, ngồi trên ghế cao cách mặt hồ từ 1,2m-1,5m để có tầm quan sát rộng.
- Nhân viên trực hồ cứu đuối phải luôn nhắc nhở kịp thời khi khách vi phạm nội quy, sẵn sàng trong tư thế cứu đuối, nhất là đối tượng không biết bơi, bơi yếu.
- Mỗi ca trực không quá 06 giờ.
- Phát hiện nhanh và kịp thời khách bơi bị ngộp nước, ngất xỉu, nhanh chóng sơ cứu bằng phương pháp hô hấp nhân tạo, kết hợp với y tế hồ bơi và trung tâm cấp cứu gần nhất để xử lý kịp thời.
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản cho người bơi. Mọi tai nạn, mất mát xảy ra trong phạm vi hồ bơi thì Chủ nhiệm hồ bơi hoặc người phụ trách hồ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Đồng thời phải báo cáo kịp thời cho cơ quan quản lý nhà nước.
- Khách bơi phải tuân thủ nội quy, quy định, trật tự của hồ bơi nếu vi phạm sẽ bị nhắc nhở và kiên quyết mời ra khỏi hồ bơi nếu thấy cần thiết để đảm bảo an toàn.
II. Những quy định cơ bản trong xử lý nước
1. Lọc tuần hoàn
Nước cấp cho hồ bơi chỉ được đưa vào hồ một lần, sau đó người sử dụng chỉ cần châm thêm một lượng nước hao hụt do bốc hơi, hoặc thất thoát trong quá trình sử dụng. Toàn bộ phần nước trong hồ bơi sẽ được lọc tuần hoàn và xử lý. Tuy nhiên, tùy theo đặc tính của các thiết bịlọc mà nước trong hồ bơi được xử lý theo các quy trình lọc khác nhau. Chẳng hạn, đối với những hồ bơi sử dụng thiết bị lọc có kèm theo thiết bịchâm hóa chất tự động và hệthống điều chỉnh nhiệt thì nước sẽđược xử lý theo 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Nước trong hồ sẽ được hút đa tầng thông qua hệ thống đường ống và hệ thống tuần hoàn nước.
- Đầu thu nước đáy đặt ởtầng đáy dùng để thu các chất bẩn, cặn nặng nằm dưới đáy.
- Mắt thu nước thành hồ đặt tại tầng giữa dùng đểthu các chất bẩn nằm lơ lửng giữa hồ.
- Hộp gạn rác bề mặt đặt ởtầng mặt dùng để thu các chất bẩn nổi trên mặt hồ và các chất bẩn trong hệ thống máng tràn.
Giai đoạn 2: Nước thông qua hệ thống đường ống sẽ chạy qua hệ thống lọc, tiến trình lọc sẽ được bắt đầu.
Giai đoạn 3: Phần nước sau khi lọc sẽ được chạy qua hệ thống, sau đó sẽ được đưa qua hệ thống điều chỉnh nhiệt, điều chỉnh đến nhiệt độ thích hợp và trả vào hồ thông qua các đầu trả nước.
2. Pha loãng
Pha loãng là một yếu tốcần thiết đểgiảm bớt nồng độchất ô nhiễm hòa tan trong hồnhằm đảm bảo an toàn cho người bơi. Sự pha loãng ở mỗi hồ tùy thuộc vào kích cỡ của hồ và tính năng sửdụng. Theo Tổchức y tế thế giới (WHO) thì lượng nước cần thêm vào để pha loãng được tính theo sốlượng người bơi, cụ thể cần thêm 30 lít/ người.
3. Kết tủa – tạo bông
Nước hồ bơi thường chứa các loại cặn lơ lửng có nguồn gốc và thành phần rất khác nhau. Đối với các loại cặn có kích thước lớn hơn 0,1 µm có thể dùng biện pháp xử lý cơ học nhưlắng, lọc để loại bỏ chúng. Còn các hạt có kích thước nhỏ hơn 0,1 µm không thể tự lắng được mà luôn tồn tại ởtrạng thái lơ lửng. Muốn xử lý các cặn này phải dùng biện pháp cơ học kết hợp với biện pháp hoá học, tức là cho vào nước cần xử lý các chất phản ứng để tạo ra các hạt keo có khả năng dính kết lại với nhau và dính kết các cặn lơlửng có trong nước, tạo thành những bông cặn lớn hơn và có trọng lượng đáng kể lắng xuống đáy.
4. Điều chỉnh pH
+ Nếu pH quá thấp, các thiết bị trong bể dễ bị ăn mòn, giảm hiệu quả của máy lọc, ảnh hưởng đến da và mắt (rát da, xót mắt)
+ pH quá cao: Nước đục, chất xử lý không hiệu quả, chi phí để duy trì độ trong sạch của bể tốn kém, ảnh hưởng đến da và mắt (rát da, xót mắt), xuất hiện cặn, nước nặng.
Thành công hay thất bại của việc xử lý nước còn phụ thuộc vào sự cân pH trong nước (tự động điều chỉnh pH trong nước).
5. Biện pháp chống rêu, tảo:
Cần phải ngăn chặn sự sinh sôi nảy nở nhanh chóng của rong tảo. Nên kết hợp 2 phương pháp quan trọng sau đây:
A. Hàng tuần lau cọ đáy bể, tường, đá lát thật kỹ càng để ngăn sự hình thành của các nhóm rong tảo.
B. Quy định sử dụng chất diệt tảo trong bể phụ thuộc vào từng loại của chất xử lý
Giữ cho máy lọc luôn sạch và khu vực xung quanh bể cũng phải luông sạch sẽ và khô ráo.
Ngoài ra còn phải đảm bảo đầy đủ thời gian lọc, giữ cho máy lọc sạch sẽ, khô ráo, tất cả những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự phát triển của rong tảo .
III. Các nguyên nhân và giải pháp cho xử lý nước bể bơi
1.1 Nước xanh có tảo
Nguyên nhân | Giải pháp |
1. pH quá cao | 1. cho pH thấp xuống 6,8 đến 7,2 |
2. Không đủ chất xử lý | 2. Liên hệ Thế Giới Bể Bơi để được chuyên viên tư vấn trực tiếp. |
3. Không đủ thời gian lọc | 3. Bật máy lọc liên tục không ngừng cho đến khi nước trở lại bình thường. |
4. Lạm dụng tấmphủ | 4. Thông hơi tối đa cho bể (tháo tấm phủ ra) |
Các đám rong rêu rất dễ bám vào thành bể, đáy bể, bờ tường. Do đó bạn phải thường xuyên làm vệ sinh chúng trong thời gian này.
Chú ý: Thời tiết mưa bão là điều kiện tốt cho rong rêu phát triển
1.2. Nước xanh đậm
Nguyên nhân | Giải pháp |
Nguyên nhân giống như trên nhưng cộng thêm: - Chủ nhà đi vắng lâu ngày - Cách xử lý nước không thích hợp | Ngoài biện pháp hút sạch nước trong bể chúng tôi còn đưa ra hai giải pháp 1. Sử dụng biện pháp kết tủa. Hãy liên hệ với Thế Giới Bể Bơi để được các chuyên viên tư vẫn trực tiếp. 2. Túi lọc khổ lớn MEGABAG |
1.3 Nước đục
Nguyên nhân | Giải pháp |
1. Cholrrine quá liệu, độ pH quá cao nên nước bị vẩn đục | 1. Hạ độ pH xuống dưới 7,2 - Để máy lọc liên tục chạy - Giặt túi lọc 2 lần/ngày |
2. Chlorine quá liều + chất diệt tảo quá liều dẫn đến nước trắng đục như sữa | 2. Liên hệ Thế Giới Bể Bơi |
3. Nước rất nặng (có nhiều muối vô cơ) độ pH quá cao dẫn đến nước kết tủa có nhiều cặn - Nước nhẹ: từ 0 đến 150F - Nước nặng không đáng kể từ 15 – 250F - Nước nặng: từ 250F trở lên | 3. Giảm độ pH xuống 7,2 và duy trì độ pH này - Sử dụng máy hút cặn, trong trường hợp nghiêm trọng, phải sử dụng sản phẩm làm mềm nước. Liên hệ Thế Giới Bể Bơi |
4. Nước có quá nhiều muối khoáng và vi sinh vật 5 Nước có quá nhiều axit xyanuric do: - Sử dụng quá liều chlorine - Lạm dụng shock cholorine - Không thay nước theo đúng yêu cầu | 4.5. Liên hệ Thế Giới Bể Bơi để được chuyên viên hỗ trợ tốt nhất. |
1.4 Nước lên màu xanh, nâu, đen, đỏ (trong suốt)
Nước có chất sắt, đồng, mangan,..nguyên nhân là do nước trong hồ lấy từ nguồn nước giếng, ao hồ,... Nếu gặp trường hợp này bạn hãy nhấc máy lên và gọi cho Thế Giới Bể Bơi, chúng tôi sẽ giải quyết giúp bạn.
IV. Các sản phẩm Phế Giới Bể Bơi đang sử dụng xử lý nước hồ bơi:
CLORINE- Làm sạch nước hồ bơi :
PH- MINUS - PLUS - Dung dịch đậm đặc lợi khuẩn probiotic, đặc biệt hiệu quả trong việc làm sạch nước, hệ thống cung cấp nước ( như bể bơi, bể chứa nước sinh hoạt, ao, hồ nuôi thủy sản...). Phân huỷ nhanh các chất hữu cơ dư thừa trong nước và nền đáy, hấp phụ các chất độc NH3, NO2, H2S, giảm lượng COD, BOD, ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh (Salmonella, Staphyllococus, Vibrio, fecal coliform,...)
- Hạn chế tối đa sự hình thành và phát triển tảo, nấm.
- CLORINE làm suy yếu và phá hủy màng sinh học biofilm – thiết lập một hệ vi sinh vật khỏe mạnh, chống lại việc hình thành và phát triển của các tác nhân gây bệnh.
- Kích hoạt quá trình tự làm sạch của nước.
- Là sản phẩm trung tính và an toàn tuyệt đối với tất cả các hệ thống cung cấp nước.
- An toàn tuyệt đối với da, mắt, hệ hô hấp, không cháy nổ, không tạo bọt, dễ bay hơi.
- Hình thành và duy trì hệ vi sinh vật khỏe mạnh trong thời gian dài.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Lắc đều dung dịch đậm đặc trước khi sử dụng !
Sử dụng hàng ngày với liều lượng 15 ml PiP PW / 50 m³
Hướng dẫn pha loãng :
- Pha loãng PiP PLUS water với nước ấm 30-40ºC theo tỷ lệ 1:50;
- Để dung dịch hoạt động trong khoảng 20-30 phút;
- Phun đều(vẩy đều) dung dịch pha loãng lên toàn bộ bề mặt hồ bơi;
- Kích hoạt hệ thống bơm tuần hoàn(lọc nước);
- PH PLUS water hoạt động trong điều kiện nhiệt độ từ 5 - 70°C với độ pH từ 5,5 - 9.
PiP AC (Aquarium Cleaner)
PiP Aquarium Clear:là một dung dịch đậm đặc chứa lợi khuẩn probiotic mang tính phân hủy mạnh mẽ dùng làm sạch nước trong bể cá cảnh, hồ nuôi cá, trang trại cá, trong nuôi trồng thủy sản...
- Loại bỏ màng sinh học biofilm trong nước, làm nước trở nên trong hơn, hạn chế sự phát triển của các loại tảo, nấm, các tác nhân gây bệnh.
- PiP AC hoạt động hiệu quả nhờ các enzyme kết hợp với lợi khuẩn hình thành một cấu trúc dạng ma trận làm cho nước sạch và tinh khiết hơn.
- PiP AC là sản phẩm trung tính- hoàn toàn vô hại và an toàn cho tất cả các hệ thống nước nuôi trồng thủy sản.
- PiP AC dễ dàng phân hủy sinh học, không cháy, không tạo bọt và không bay hơi.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Lắc đều dung dịch đậm đặc trước khi sử dụng. Sử dụng lần đầu tiên: Sử dụng theo tỷ lệ 1 lít AC với 1000 lít nước. Các lần tiếp theo: Sử dụng theo tỷ lệ 100 ml AC / 1000 lít nước / tuần
Trong trường hợp nước bị ô nhiễm nặng, có thể tăng liều lượng lên 1 lít AC trên 1000 lít nước m ỗi tuần.
- PiP AC làm việc hiệu quả ở nhiệt độ 5 - 70°C và pH giữa 5,5 - 9.
- Tránh sử dụng kết hợp chất tẩy trùng với trong làm sạch.
- Để biết thêm chi tiết hãy liên hệ tới Thế Giới Bể Bơi.
BẢO QUẢN
1. Dung dịch đậm đặc bảo quản trong nhiệt độ 10-45ºC , tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
2. Thời hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Phương pháp làm sạch hồ bơi đơn giản,hiệu quả, an toàn, tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khâu làm sạch bể bơi nhờ các đặc tính của sản phẩm nhập khẩu công nghệ cao.
WSC: Sản phẩm chứa lợi khuẩn probiotic hoạt động mạnh mẽ. Được thiết kế để xử lý hệ thống cung cấp nước, xử lý mùi còn tồn dư trong nước, ô nhiễm hữu cơ, xử lý các loại vi khuẩn có hại.
JC: Dung dịch đậm đặc chứa lợi khuẩn probiotic dùng duy trì và làm giàu lượng ôxy hòa tan trong nước. Lợi khuẩn probiotic kết hợp enzyme làm sạch các chất bẩn hữu cơ dư thừa trong nước tạo ra hệ vi sinh vật ổn định, khỏe mạnh.
: Dung dịch đậm đặc chứa lợi khuẩn probiotic dùng làm nước sạch hơn, làm sạch hệ thống bể chứa khỏi các màng sinh học.
Chúng tôi cung cấp các giải pháp xử lý nước cho hệ thống bể bơi qua một số quá trình thanh lọc để có được nước sạch. Có nhiều phương pháp khác nhau để làm sạch bể bơi của bạn.
Phương pháp vật lý
- Màng lọc: Đây là được sử dụng để lọc nước và thường được sử dụng vào đầu của quá trình thanh lọc. Nó loại bỏ các hạt rắn ra khỏi nước và hình dạng của họ phụ thuộc vào các hạt họ đã được thiết kế để lọc.
- Lọc cát: Sử dụng các bộ lọc có kích thước thay đổi, vật liệu lọc bằng cát. Khi nước chảy qua cát, các hạt rắn được lọc ra. Nhiều hạt không được lọc bằng phương pháp này, để lọc nó ta thêm vào bộ thứ cấp.